Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn

Hotline: 0903080696
MENU

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn

23-03-2016
Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn

Trầu cau là thứ trái cây gắn bó lâu đời với cuộc sống con người Việt Nam. Trầu cau xuất hiện trong những bài hát, những câu chuyện cổ dân gian, và trong các phong tục lễ nghi truyền thống của người Việt. Dòng thời gian trôi nhanh, cuộc sống có nhiều sự đổi thay, trầu cau cũng chỉ còn hiện diện trong những buổi lễ quan trọng của con người như lễ cưới, hỏi, ma chay… chứ không còn được dùng như một thứ đồ ăn như ngày xưa.

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn 1

Mặc dù vậy, ít ai biết rằng, ngay giữa lòng Sài Gòn sầm uất, lại có một chợ trầu cau ngày ngày vẫn diễn ra không kém phần nhộn nhịp so với các chợ khác. Nằm trên đường Lê Quang Sung thuộc quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, chợ là đầu mối chủ yếu cung cấp trầu cau cho các đại lí. Vào những ngày đầu mới thành lập, chợ chỉ là vài gánh trầu cau nhỏ lẻ, bán buôn cho người qua đường. Cứ thế, chợ trầu cau dần dần phát triển hơn, đỉnh điểm có khi lên đến hàng trăm tiểu thương cùng buôn bán.

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn 2

Nguồn nguyên liệu mà chợ có, chủ yếu đến từ huyện Hóc Môn. Đây là huyện có địa danh nổi tiếng về trầu cau đó là 18 thôn vườn trầu hay còn gọi là trầu bà Điểm, trứ danh với vị cay, thơm khác biệt mà không nơi nào sánh bằng. Ngoài bỏ mối cho chợ trầu Lê Quang Sung, thì trầu cau huyện Hóc Môn còn là tâm điểm bỏ mối cho các chợ đầu mối trầu cau khác trên cả nước.

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn 3

Vào những năm đầu thập niên 90, người Việt vẫn còn chuộng thú ăn trầu. Đó cũng là thời gian chợ trầu cau phát triển cực thịnh. Khởi đầu ngày buôn bán mới vào lúc 3 giờ sáng, chợ diễn ra sôi nổi nhộn nhịp cho đến gần tối mới kết phiên. Những hàng quán nối đuôi nhau, người qua kẻ lại, trả giá nhộn nhịp cả một không gian. Hầu hết tiểu thương nơi đây, đều là những người ngụ tại huyện Hóc Môn, sống bằng nghề kinh doanh trầu cau, và làm ăn khá phát đạt.

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn 4

Hiện nay, nghề trồng và buôn bán trầu cau đã không còn như trước. Đi cùng với sự phát triển của xã hội, người nông dân cũng không còn coi trầu cau là nguồn thu nhập chủ đạo có thể mang lại lợi ích kinh tế cho họ. Tại Bà Điểm-Hóc Môn, người nông dân cho chặt bỏ những cây trầu cau, để làm kinh tế khác. Từ đó, nguồn cung trầu cau cho các chợ đầu mối cũng dần cạn kiệt, kéo theo đó là sự thu nhỏ về qui mô của các chợ.

Chợ Trầu Cau Giữa Lòng Sài Gòn 5

 Những hình ảnh phiên chợ tấp nập người mua kẻ bán nay đã không còn, nay chỉ còn lại cảnh đìu hiu với khoảng 10 gánh trầu cau. Đây là những người tiểu thương cố gắng bám trụ lại với nghề, vì tình yêu gắn bó với những lá trầu xanh bóng, quả cau tròn trịa. Khách hàng thưa thớt, chủ yếu là những bậc cao niên, vẫn còn giữ thói quen ăn trầu, như cố gắng níu giữ những hoài niệm trong quá khứ.

Các thế hệ người Việt gần đây, không còn nhiều người ăn trầu cau, đó cũng là một phần nguyên nhân chính dẫn đến việc nghề buôn bán trầu cau ngày càng lụi tàn. Có chăng, thì chỉ là vào những mùa lễ cưới hỏi, thì nhu cầu mua bán trầu cau mới lại tăng mạnh. Vào những lúc ấy, người ta mới lại có dịp thấy được hình ảnh của chợ trầu cau thuở nào, cái thời hoàng kim tấp nập người đến kẻ đi.

 


Thông tin khác

Video clip

Sản phẩm nổi bật

Kỹ Thuật Làm Chòi Lá Đơn Giản

Kỹ Thuật Làm Chòi Lá Đơn Giản

Hướng dẫn kỹ thuật làm chòi lá nghỉ mát. Chuyên thi công chòi lá bằng lá dừa, lá tranh giá rẻ nhất.

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline0903080696
  
0903080696

Hình ảnh đẹp

Hình ảnh đẹp

Thống kê truy cập